News

Khắc phục chấn thương khi tập luyện Street Workout (Phần 1)

Trong quá trình tập luyện thể dục thể thao nói chung hay tập Street Workout nói riêng thì chấn thương là một thứ gần như tất cả mọi người tham gia đều gặp phải. Nhưng chúng ta có thể hạn chế và làm giảm sự nguy hại của chấn thương nếu chúng ta có kiến thức và có những phương pháp hồi phục sau chấn thương tốt. Bài viết dưới đây đưa ra một số chấn thương điển hình nhất mà những bạn tập Street Workout hay gặp phải và cách khắc phục khi gặp phải chấn thương.

Đầu tiên bạn phải phân biệt được giữa nhức mỏi và chấn thương. Nhức mỏi cơ xảy ra thường xuyên đặc biệt ở giai đoạn đầu luyện tập khi chưa quen. Còn với những người tập lâu thì nhức mỏi là biểu hiện của một buổi “ăn hành” sắp mặt. Không có điều gì đáng lo ngại khi cơ bắp chịu một áp lực lớn hơn bình thường dẫn đến nhức mỏi cơ. Và đó cũng là cách để cơ bắp của bạn phát triển nhanh chóng.
Tuy nhiên nếu cơn đau ở một bộ phận không có dấu hiệu thuyên giảm và khi tập luyện có dấu hiệu đau nặng hơn thì coi chừng vì có thể bạn đã bị chấn thương.

Ở phần này mình sẽ nói đến chấn thương vai, khuỷu tay và cổ tay. Phần 2 sẽ là chấn thương lưng dưới, đầu gối, cổ chân. Các bạn xem thêm TẠI ĐÂY

  1. Chấn thương vai

- Một số loại chấn thương vai thường gặp:
  • Chấn thương phần mềm và tụ máu bầm.
  • Tổn thương cơ, hay mô dưới da do va chạm, đụng đập.
  • Rách gân cơ xoay và viêm.
  • Trật khớp, dãn dây chằng
  • Gãy gãy khi té ngã đập vai hay chống tay, nứt xương đòn, xương cánh tay.

nguyên nhân dẫn tới chấn thương vai
Một số chấn thương ở vai
- Nguyên nhân:
  • Tập luyện quá sức, quá nặng
  • Khởi động không kỹ
  • Cơ chưa được khỏe trước khi tập luyện nặng
  • Kỹ thuật tập luyện không đúng
- Cách phục hồi và phòng tránh:
  • Với chấn thương nhẹ: 
    • Tạm dừng việc tập luyện liên quan đến vai ít nhất 3-7 ngày, nên vận động những động tác nhẹ mà không khiến đau vai.
    • Chườm đá khoảng 2-3 lần/ngày, mỗi lần khoảng 10-15 phút.
    • Bôi những gel kháng viêm giảm đau nhanh, hoặc dán miếng giảm đau cơ, tan máu bầm.
  • Với chấn thương nặng:
    • Chỉ có cách đến chuyên khoa để khám và chuẩn đoán sớm để có kế hoạch điều trị.
  • Lưu ý: 
    • KHÔNG nắn sửa vì có thể làm rách gân nặng thêm.
    • KHÔNG xoa bóp dầu nóng hay thuốc rượu vào vai đau
    • KHÔNG cố gắng chơi tiếp
Xem thêm:

    2. Chấn thương khuỷu tay

- Một số loại chấn thương khuỷu tay thường gặp như :
  • Tổn thương dây chằng, gân ở khuỷu tay
  • Bong gân: dây chằng bị rách và kéo dãn
  • Căng cơ: các cơ ở khuỷu tay bị căng quá mức
  • Rách cơ ở khuỷu tay
  • Gãy xương: xương ở khuỷu tay bị gãy
  • Trật khớp: tình trạng vị trí nối các xương không ở tư thế bình thường.


- Nguyên nhân:
  • Không khởi động kỹ trước khi tập luyện
  • Tập luyện những động tác nặng khi còn yếu như: back lever, human flag, planche, maltese ...
  • Ngã khi tập luyện những skill bay nhảy ...
chấn thương khuỷu tay


- Cách phục hồi và phòng tránh:
  • Khởi động thật kỹ khớp khuỷu tay trước khi luyện tập
  • Không "dục tốc bất đạt" nên tập từ những động tác dễ trước
  • Tập 1 số động tác giúp khuỷu tay khỏe hơn như: archer pushup, archer pull up, dips (khóa khuỷu tay) ...
  • Vì chấn thương khuỷu tay thường khá nặng nên khi bị đau kéo dài bạn nên đến bác sĩ để được điều trị sớm.

    3. Chấn thương cổ tay

- Một số loại chấn thương cổ tay thường gặp:

  • Bong gân
  • Gãy xương
  • Chấn thương khớp
  • Khô khớp

- Nguyên nhân:

  • Ngã khi tập luyện
  • Tập những bài tác động nhiều lên cổ tay mà khởi động không kỹ
  • Sai kỹ thuật khi tập luyện
chấn thương cổ tay


- Cách phục hồi và phòng tránh:

  • Chườm đá 2-3 lần/ngày mỗi lần 15-20 phút.
  • Gặp bác sĩ dùng thêm thuốc chống viêm, giảm đau ( chỉ định của bác sĩ)
  • Cố định cổ tay bằng nẹp hoặc băng.
  • Khởi động thật kỹ cổ tay vì đây là vị trí bị tác động trong hầu hết các bài tập
  • Tập luyện những bài bổ trợ cổ tay
  • Không ham hố những bài dồn lực nhiều vào cổ tay khi bạn còn quá yếu như: planche, maltese ...
  • Lưu ý:
    • Tuyệt đối không bẻ, vặn xoắn làm tổn thương thêm vùng bị đau.
    • Tuyệt đối không chườm nóng, hoặc xoa dầu nóng lên vùng vị đau.
Hi vọng bài viết trên đây giúp bạn hạn chế, khắc phục chân thương khi tập luyện tập Street Workout

No comments